Phương pháp dạy con phát triển thông minh Kubota (Phần 2)

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Tiếp tục với bài viết trước ĐỒ CHƠI THÂN THIỆN xin giới thiệu đến các bạn PHƯƠNG PHÁP DẠY CON KIỂU KUBOTA trong quyển sách “73 lời khuyên nuôi dạy con của bà Kayoko” do Giáo sư Kubota Kisou và vợ ông, bà Kubota Kayoko, cùng chấp bút. Chúng tôi tổng hợp và chọn ra 30 mục, chia làm 3 phần. Ở phần 1, chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn 15 mục đầu tiên. Ở phần 2 này, chúng tôi xin chia sẻ đến các bậc phụ huynh 8 mục tiếp theo.

16. Mỗi ngày một lần hãy để bé khóc thật lớn
Khi bé khóc lớn tiếng, có không ít mẹ không biết phải làm sao cho bé ngừng khóc, cuống cuồng lo lắng đến mức muốn khóc theo bé. Đối với bé còn nhỏ chưa biết nói thì khóc là phương tiện để truyền đạt yêu cầu của bé đến mọi người. Những lúc đó mẹ phải hết sức bình tĩnh quan sát xem có phải tả ướt khiến bé khó chịu không, bé đói bụng đòi ti mẹ hay bé bị nhột vì bị quần áo cọ lên mặt…
Nếu xác định được nguyên nhân bé khóc không phải do khó ở trong người thì mẹ có thể để mặc cho bé khóc. Bởi vì việc bé khóc lớn là một bằng chứng cho thấy bé hô hấp tốt. Khóc là hành vi giúp tăng cường chức năng của phổi. Tóm lại, mẹ nên cho bé khóc lớn một lần mỗi ngày.
Tất nhiên, nếu bé khóc lớn vào ban đêm thì bạn không thể để yên như thế vì sẽ gây phiền hà cho hàng xóm. Trong trường hợp đó, mẹ hãy thử cõng bé trên lưng. Vì rất có thể bé chỉ muốn gây sự chú ý với mẹ mà thôi. Các bé thường nín khóc khi được đung đưa nhè nhẹ trên lưng mẹ ấm áp.

17. Lời khuyên cho các bố mẹ cùng đi làm từ khi bé dưới 1 tuổi
Trong xã hội hiện đại, ngày càng nhiều các gia đình gửi bé đi trẻ để đi làm ngay từ khi bé dưới 1 tuổi vì các lý do như “chỉ một mình thu nhập của bố thì không đủ chi tiêu gia đình”; “mẹ muốn tiếp tục công việc đang làm trước khi sinh bé”.
Các mẹ thường cảm thấy có lỗi với bé vì không thể tự tay chăm sóc bé vào ban ngày tuy nhiên điều đó là không cần thiết. Dĩ nhiên là còn tùy trường hợp nhưng bố mẹ vẫn có thể yên tâm vì ở trường, cô giáo là chuyên gia có kinh nghiệm chăm sóc nhiều bé khác nhau vì vậy bằng kỹ năng dạy bảo chuyên nghiệp, các cô có thể tìm ra nhiều điểm hay của bé.
Trong trường hợp bố mẹ phải gởi bé cho người chăm trẻ hoặc người khác (ông bà, người thân…) nếu bố mẹ có thể giải thích rõ cho người đó biết về quan điểm nuôi dạy con của mình thì cực kỳ lý tưởng. Việc tiếp theo là bố mẹ cần lưu tâm để bé luôn cảm thấy có bố mẹ bên cạnh như chuẩn bị sẵn các bức thư viết cho bé hoặc gửi lời nhắn cho bé bằng cách quay video…
Tất nhiên điều này sẽ rất khó thực hiện nếu con đi nhà trẻ. Thay vào đó bố mẹ hãy tận dụng thời gian ở cùng con để dạy bé một cách chất lượng nhất. Khi nuôi dạy con, bố mẹ cần học cách vượt qua khó khăn. Nuôi dạy con tốt không phải là thời gian ở bên con dài hay ngắn mà quan trọng ở chỗ bố mẹ dạy con điều gì.

18. Học cách điều chỉnh cảm xúc từ đó mẹ sẽ tìm ra “nghệ thuật mắng con”
Bé dưới 1 tuổi vẫn chưa nhận thức được nhiều nên thường làm nhiều việc bố mẹ không mong muốn như cho tay vào ổ cắm điện, nhặt đồ rơi cho vào miệng…
Những lúc như thế mẹ hãy mắng con “Ối, con không được làm thế. Con không được cho cái này vào miệng. Bẩn lắm!” bằng khuôn mặt nghiêm khắc. Bé sẽ ghi nhớ mặt giận của mẹ và tự lý giải rằng “Đây là việc mình không được làm”. Ngược lại, sẽ chẳng tác dụng gì nếu mẹ vừa mắng bé lại vừa cười.
Khoảng 2 tuổi bé bắt đầu có trí khôn, một số bé thường cố ý gây sự chú ý với mẹ bằng cách thực hiện các hành vi xấu. Theo kinh nghiệm nuôi con của mình, đầu tiên tôi cảnh cáo bé rằng “Nếu lần sau con làm thế mẹ sẽ không tha thứ đâu!”.
Lần thứ 2 tôi đưa ra hình phạt là “Nếu con vẫn tiếp tục làm như thế này lần nữa mẹ sẽ đánh con bằng cái môi xúc cơm lớn kia” (Xin nói thêm cái môi xúc cơm lớn này là quà lưu niệm chuyến du lịch ở Hiroshima mà bà Kayoko nhận được). Cuối cùng, lần thứ ba bé phạm lỗi tôi đã đánh con thực sự bằng cái môi xúc cơm lớn ấy.
Bằng cách đưa ra các quy tắc như thế sẽ giúp bố mẹ phòng tránh việc ra tay không kiểm soát. Lý do mà tôi sử dụng cái môi lớn ấy là vì nếu đánh con bằng tay tôi e rằng có khi tôi ra tay không kiểm soát nhưng khi đi lấy cái môi dùng để phạt bé thì tôi có thể thở thêm được một hơi, điều đó đã giúp tôi bình tĩnh hơn.
Các ông bố bà mẹ có thể sử dụng bất cứ phương pháp nào mà bố mẹ cảm thấy phù hợp với mình nhất để có thể điều chỉnh cảm xúc từ đó tìm ra được “nghệ thuật mắng con.”

19. Cai sữa cho con từ sau 6 tháng sẽ giúp giảm áp lực nuôi con
Gần đây, nhiều mẹ không cho con bỏ bú mặc dù bé đã được 1 tuổi thậm chí là 2 tuổi. Cá nhân tôi cho rằng đó cũng là một cách mẹ chiều chuộng bản thân vì không muốn con rời xa mình. Thật ra về mặt dinh dưỡng, mẹ có thể bỏ bú cho bé kể từ khi bé bắt đầu ăn dặm.
Nếu mẹ cho bé bú quá lâu thì khả năng lớn là vú mẹ sẽ bị xệ. Các mẹ phải lưu ý rằng sau khi bỏ bú cho con, cuộc đời của mẹ với tư cách là một người phụ nữ sẽ còn rất dài. Tôi mong các mẹ luôn được hạnh phúc trên tư cách là một người mẹ và luôn tươi trẻ trên tư cách là một phụ nữ. Chính vì lý do ấy mà tôi khuyên các mẹ nên bỏ bú cho con sau 6 tháng.
Các mẹ đang nuôi con nhỏ thường dốc hết tâm sức cho việc nuôi dạy con trước mắt nên không còn để ý gì đến chuyện tương lai xa hơn nữa. Tuy nhiên, nếu đặt ba năm đầu đời của con trong cả một cuộc đời thực sự chỉ như một cái chớp mắt.
Việc bỏ bú cho con cũng vậy, tôi mong các mẹ hãy suy nghĩ đến quãng đời còn lại rất dài sau đó của mẹ. Nhờ bỏ bú sớm, con cũng sẽ dần biết tự lập, không còn quấn riết lấy mẹ nữa. Vậy các mẹ cũng nên cân nhắc việc không cho con bú quá lâu cũng là cách để phòng hội chứng yêu mẹ thái quá (mother complex) cho con.

19. Tập cho con thói quen “nhai nhóp nhép… nuốt ực…há miệng a…a…” khi ăn dặm
Bé có thể ti mẹ một cách bản năng nhờ sử dụng phản xạ bú nuốt có được từ khi sinh ra nhưng bé sẽ không bao giờ biết ăn nhai nếu bé không được mẹ dạy.
Đầu tiên, mẹ sẽ cho thức ăn vào miệng rồi “nhai nhóp nhép…nhóp nhép.” Chỉ cho bé thấy ngay lúc mẹ “nuốt nực” số thức ăn ấy. Cuối cùng há to miệng “a…a…” và chỉ cho bé nhận ra không còn thức ăn trong miệng mẹ nữa.
Tiếp theo đến lượt của bé. Bé cho thức ăn dặm vào miệng, thực hiện động tác “nhai nhóp nhép… nhóp nhép”. Sau khi bé “nuốt ực” thì mẹ cho bé há miệng “a…a” và kiểm tra xem còn thức ăn trong miệng bé không. Nếu vẫn còn thức ăn trong miệng mẹ hãy nói với bé rằng: “Trong miệng con vẫn còn thức ăn kìa. Con nhai nhóp nhép…nhóp nhép…rồi nuốt ực… một lần nữa nhé!”.
Tất nhiên nếu mẹ cho bé nuốt thức ăn dặm nghiền nhỏ có thể ăn như uống nước thì có thể tiết kiệm thời gian cho bé ăn nhưng với kiểu ăn nuốt như thế sẽ dễ dẫn đến nhiều hiện tượng xấu như thức ăn trào ra khỏi miệng, bé ăn mà không nhai…
Mẹ hãy cố gắng tập cho bé ăn những thức ăn buộc phải nhai và lặp đi lặp lại động tác “nhai nhóp nhép…nuốt ực… há miệng a…a…”

21. Không nhất thiết phải cho con đi ngủ trước 9 giờ
Trong các sách nuôi dạy trẻ thường khuyên mẹ nên cho con đi ngủ muộn nhất trước 9 giờ và tập cho con nhịp sinh học ngủ – thức đúng giờ.
Theo đó, tình trạng chung của một số gia đình là khi bố đi làm về lúc 9 giờ nhưng mẹ sẽ không đánh thức bé dậy vì mất bao công sức mới dỗ được bé ngủ mà nháy mắt bảo bố “Suỵt…Khẽ nào! con đang ngủ”, sau đó nhẹ nhàng đi bật nhỏ âm lượng tivi. Tôi công nhận việc cho con đi ngủ sớm dậy sớm là quan trọng, đặc biệt khi bé bắt đầu đi trẻ hoặc sau khi vào lớp 1 rồi thì dù muốn dù không bé vẫn cần có thói quen ấy.
Tuy nhiên, nếu bé vẫn chưa đi trẻ hoặc chưa đi học thì mẹ không nên nhất nhất bắt ép bé phải đi ngủ trước 9 giờ. Bởi vì bố tuy đi làm về rất mệt nhưng vẫn muốn được chơi với con một chút và có vẻ như bé cũng mong muốn điều ấy. Nếu bố đi làm về muộn lúc 9 giờ thì mẹ có thể cân nhắc để bé được trò chuyện với bố khoảng 1 – 2 giờ hoặc có thể để bé đi tắm cùng bố, sau đó mẹ có thể cho bé đi ngủ lúc 11 giờ. Nên nhớ “Đi ngủ và thức dậy một cách tự nhiên sẽ tạo ra một đứa trẻ khỏe mạnh.”

22. Bố và mẹ, mỗi người có một vai trò quan trọng riêng
Tất nhiên việc cả bố và mẹ cùng chung tay trong việc nuôi dạy, chăm sóc con là rất tốt nhưng bố mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi phát huy vai trò của mình trong từng giai đoạn. Bởi vì cả bố lẫn mẹ mỗi người đều có vai trò quan trọng riêng trong việc nuôi dạy con. Khi con còn trong giai đoạn bỉm sữa có quá nhiều việc lỉnh kỉnh như cho bú, thay tả… thì nên giao toàn quyền cho mẹ vì mẹ luôn cẩn thận tỉ mỉ và chu đáo. Khi con lớn hơn một chút sẽ là lúc bố “ra tay”. Chẳng hạn như bố sẽ là người dạy con dự đoán điểm rơi của bóng khi chơi ném bóng.
Có thể mọi người chê là quan điểm này cổ hũ nhưng cá nhân tôi cho rằng bố thì nên dạy con trai, mẹ thì nên dạy con gái về quan điểm sống. Phát triển vùng não giữa con trai và con gái vốn đã khác nhau từ khi sinh ra nên bé trai thì thường chơi “trò đánh nhau” còn các bé gái thì thích “chơi đồ hàng”. Chính vì não được hình thành như thế nên bố mẹ đừng nên đi ngược quy luật tự nhiên mà ngược lại bố mẹ hãy tận dụng đặc trưng về giới tính để nuôi dạy bé dễ dàng hơn.

23. Khen nịnh con rằng “Con của mẹ giỏi quá”
“Thất bại cũng là một phần của kinh nghiệm” là một quan niệm đúng nhưng chỉ đúng sau khi bé được 3 tuổi. Tôi mong các mẹ đừng nên cho bé biết đến thất bại trước khi bé được 3 tuổi vì nó hoàn không có lợi ích gì.Thay vào đó, các mẹ hãy cho bé trải nghiệm thật nhiều điều thú vị, thật nhiều niềm vui, xây dựng cho bé một nền tảng vững chắc. Nhờ vào trải nghiệm tuyệt vời ấy bé sẽ hình một nền tảng để vui vẻ đón nhận các thất bại sau khi bé lên 3.
Để làm được điều đó, mẹ cần chuẩn bị đến 90% mỗi khi cho bé chơi, thay quần áo hay sai bảo bé điều gì, mẹ chỉ nên để cho con làm 10% còn lại thôi. Ở những lần đầu tiên mẹ nên tránh không cho bé làm các công việc khó. Tốt nhất là nên cho bé làm những công việc cực kỳ đơn giản.
Đầu tiên, mẹ cần làm mẫu cho bé xem. Việc được mẹ chỉ cho cách làm mẫu sẽ giúp tăng cường Hệ thần kinh phản chiếu. Sau đó nếu bé làm được mẹ hãy khen nịnh con rằng “Ôi, con giỏi quá!”. Mẹ có thể khen quá một chút cũng được. Bé được mẹ khen nhiều lần sẽ giúp bé tự tin, nuôi dưỡng khả năng tự thử thách chính mình cho bé.


Sứ mệnh của chúng tôi :
Đồ Chơi Thân Thiện khát khao mang đến những sản phẩm đồ chơi mang tính giáo dục cao nhất, chất lượng và độ an toàn tốt nhất. Cùng với đó ghóp phần xây dựng trí tuệ trẻ em Việt Nam.
Đồ chơi thân thiện tự hào là là nhà phân phối đồ chơi giáo dụcđồ chơi thông minhđồ chơi gỗđồ chơi an toàn top đầu VN
 Giá trị cốt lõi:
  • Tư duy và suy nghĩ của trẻ là trung tâm của chúng tôi
  • Đáp ứng mọi vấn đề về giáo dục cho trẻ
  • Nhân viên chuyên nghiệp tận tâm
  • Khả năng đáp ứng nhu cầu của mọi lứa tuổi
  • Đoàn kết và hợp tác

0 nhận xét:

Đăng nhận xét